Hoa chính là người bạn thân thương tuyệt vời, là người bạn tâm giao và tri kỉ của con người. Và bạn biết không bên trong hương sắc tuyệt vời của mỗi loài hoa ấy nó đều chứa đựng những câu chuyện, sự tích khác nhau. Hôm nay chúng tôisẽ mang đến cùng bạn sự tích cảm động của hoa Đỗ Quyên. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về câu chuyện này nhé!
Sự tích hoa Đỗ quyên
“Có một đôi vợ chồng nọ, sống trong một khu làng nhỏ, nhà nghèo nhưng sống hạnh phúc, rất yêu thương nhau. Người chồng thì thường xuyên vào rừng sâu săn bắn, đốn củi. Bỗng một hôm đợi mãi chẳng thấy chồng quay về, mỗi ngày người vợ cứ ngóng dáng chồng sau buổi hoàng hôn.
Một tháng, hai tháng, ba tháng vẫn chẳng thấy tin tức gì. Người vợ quyết định khăn gói lên đường đi tìm chồng, lúc sáng người vợ ra đi buổi chiều hôm đó người chồng đã quay về.
Cứ đi, cứ đi, ngày này qua ngày khác, đi đến lúc người vợ gục ngã bên tảng đá và trút hơi thở cuối cùng, thân xác này rã đi, bên tảng đá ấy mộc lên một loài cây, chỉ nở hoa khi mùa xuân về, màu hoa rất tươi và đẹp. Hồn người vợ bay về trời gặp Ông Tiên. Ông Tiên hỏi vì sao con gục gã và chết đi trong rừng sâu như thế này. Người vợ trả lời con đi tìm chồng. Ông đặt tên cho loài hoa này là hoa Đỗ (Đỗ có nghĩa là đợi).
Khi người chồng trở về nhà thì chẳng thắy vợ mình đâu, bèn hỏi những người xung quanh, họ bảo rằng cô ấy đã vào rừng sâu tìm cậu. Thế là chồng cũng khăn gói lên đường tìm vợ, đi mãi đi mãi, lại kiệt sức đúng trên tảng đá mà người vợ đã chết trước kia. Người chồng hoá kiếp thành một loài chim, loài chim này sống đơn độc một mình và đặt biệt cất tiếng hót khi trời đã hoàng hôn, tiếng hót như tiếng kêu than, tuyệt vọng.
Ông Tiên đã chứng kiến tình yêu thương của đôi vợ chồng này, đặt tên cho loài chim này là chim Quyên (Quyên đọc trại có nghĩa là Quên).
Và không biết từ bao giờ lài hoa này được mọi người gọi là Hoa Đỗ Quyên. Để tưởng nhớ cho mối tình chung thuỷ.”
Đặc điểm của loài hoa Đỗ quyên
Đây chính là loài hoa có nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ tía đến đỏ nhạt, vàng và trắng… Loài hoa này gắn liền với câu chuyện cảm động là thế nhưng lại mang ý nghĩa tốt đẹp cho chủ sở hữu. Hoa Đỗ quyên mang đến không gian sinh động tràn đầy sức sống thế nên bạn có thể đặt Đỗ quyên tại cửa sổ hoặc bàn làm việc.
Nhờ đặc điểm dịu dàng và đáng yêu là thế nên hoa Đỗ quyên được nhiều người ưa chuộng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam thì hoa Đỗ quyên được trồng nhiều ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo vào những ngày mùa xuân.
Kinh nghiệm trồng đỗ quyên nở vào dịp tết
Nếu như trước kia con người ta đã quá quen với sắc vàng của hoa Mai – biểu tượng trong ngày tết, thì giờ đây Hoa Đỗ Quyên nhiều màu lại là loại hoa cảnh được vô vàn người yêu thích; và là lựa chọn của các gia đình trong mỗi dịp xuân về. Sắc màu của cây Hoa Đỗ Quyên rực rỡ nhằm đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Mùi thơm ngát của chúng rất được lòng những người yêu hoa, khiến cho ai chỉ một lần chiêm ngưỡng sự dịu dàng e ấp đầy kiêu hãnh ấy, thì sẽ xao xuyến đến cả đời.
Để có được một chậu Đỗ Quyên đẹp, người trồng cần nắm được những kỹ thuật trồng cây và chăm sóc để giúp chậu hoa tỏa sắc lung linh. Sau đây, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn kinh nghiệm để hoa Đỗ Quyên nở đẹp nhất vào dịp Tết.
Chọn giống
Trên thị trường hiện nay nên sử dụng rộng rãi giống hoa Đỗ Quyên nhỏ, sai hoa, hoa to, đa dạng. Phương pháp trồng có thể là gieo hạt, giâm cành hoặc chiết. Phương pháp giâm và chiết có thể cho thành phẩm nhanh hơn phương pháp gieo hạt.
Đất trồng
Đất trồng đối với giống cây Đỗ Quyên là đất chua, nếu trồng trong đất kiềm có thể làm chết cây.
Đất trồng hoa Đỗ Quyên phải đảm bảo đủ các yếu tố sau: Đất tơi xốp, thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ phân bón. Độ pH khoảng từ 4 – 5 là phù hợp nhất.
Để tạo ra loại đất tốt nhất cho cây Đỗ Quyên thì nên trộn đất với mùn của các loại lá cây họ thông, tùng mục.
Chọn chậu
Chọn chậu sao cho cân đối với cây, chậu to đất nhiều, nước sẽ nhiều. Chậu có lỗ ở đáy to, miệng rộng để bốc hơi và thoát nước nhanh. Căn cứ vào dạng thân và tán để quyết định chậu trồng.
Đỗ Quyên là loài mọc cạn, vì vậy nên chọn chậu nông tốt hơn là chậu cao. Khi trồng vào chậu, nên dùng chậu có lỗ ở đáy, dùng lưới nilon lót dưới đáy chậu sau đó dùng mấy viên gạch vụn và sỏi xếp lên trên, dày khoảng 2 cm – 3 cm.
Đổ đất vào khoảng 1/2 – 2/3 chậu, chú ý để bộ rễ tự do rồi bỏ thêm đất vào và lấy tay nén nhẹ.
Thay chậu khi thấy rễ cây ăn ra đáy chậu, thì thay chậu to hơn, kết hợp là thay đất đã chuẩn bị như đất trồng.
Kỹ thuật tưới nước
Cây Đỗ Quyên có bộ rễ rất mạnh nên nó rất sợ hạn và không chịu ngập úng lâu. Nếu hạn hoặc úng quá đều khiến cây sinh trưởng, phát triển kém, lá vàng, hoa rủ. Chính vì vậy, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để có chế độ tưới cho phù hợp.
Thời gian tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vào thời kỳ cây sinh trưởng, ra nụ, hoa Đỗ Quyên cần tưới nước nhiều hơn. Trong những ngày trời hanh khô cần phun nước nhiều xung quanh lá, hoa, chậu và mặt đất để tăng độ ẩm không khí.
Nguyên tắc tưới, sau khi trồng và chăm sóc cho cây lên chồi, búp mới thì đất mặt chậu không khô không tưới, tưới chỉ đủ ẩm.
Cứ 10 – 15 ngày lại tưới một lần giấm ăn pha loãng 10%, nếu không thì dùng nước gạo vo, nước đậu chua pha loãng mà tưới.
5 – 10 ngày tưới nước giải ngấu pha loãng một lần. Kết hợp mỗi tháng một lần tưới sunfat sắt pha loãng 0,5% – 1%, cây sẽ không bị bệnh vàng lá.
Không có Sunfat sắt thì dùng sắt gỉ ngâm nước pha loãng tưới cũng được.
Đỗ quyên còn mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ thế nên được mua để trang trí trong nhà vào các dịp lễ tết. Dịp đầu xuân trăm hoa đua nở thế nhưng Đỗ quyên vẫn luôn khoác trong mình một bộ trang phục lộng lẫy cuốn hút mọi ánh nhìn!