Hoa giấy ngũ sắc có vẻ ngoài khá ấn tượng, với năm sắc hoa chủ đạo. Loài hoa này chịu được thời tiết khắc nghiệt nên rất được lòng những tay chơi cây cảnh ở Việt Nam. Bạn có thể trang trí hoa giấy phía ngoài ngôi nhà mình để tăng thêm vẻ đẹp tổng thể. Cùng tìm hiểu thêm về bông giấy ngũ sắc qua chia sẻ sau nhé.
Đôi nét về điểm đặc biệt của loài hoa giấy ngũ sắc
Tên gọi khác của bông giấy ngũ sắc đó là bông giấy ghép màu. Đây là loài hoa mang vẻ đẹp ấn tượng, thường được trồng trong sân vườn hoặc chậu trang trí trước cổng. Hoa mang nét nhẹ nhàng, bình dị, kiêu sa. Giống hoa này nhập khẩu từ Thái Lan, dần dần phổ biến khắp Việt Nam.
Gốc cây bông giấy ngũ sắc ghép từ bốn mẫu hoa trên thân cây. Từ đó tạo vẻ đẹp cuốn hút, rực rỡ, hoa sẽ nhau khoe sắc thắm chủ yếu vào mùa hè. Hoa giấy ngũ sắc thuộc cây thân leo hóa gỗ, nhiều cành nhánh bò và vươn dài. Cây mọc so le nhau, lá có dạng đơn hình trứng nhọn mũi.
Khi nở, hoa giấy mọc thành cụm gồm lá bắc và ba hoa, hình thành cụm ngay phần cuối của nhánh. Phần lá bắc thuôn dài hình trứng, xếp hình tam giác, nhọn đầu dài tầm 3 – 5 cm. Kích thước bông hoa giấy không quá to, từng cái sẽ gắn vào lá bắc, dạng ống phồng phần giữa.
Mệnh và tuổi nào phù hợp để trồng hoa giấy ngũ sắc
Sở dĩ, bông giấy ngũ sắc được lòng mọi người bởi hoa nở ra 5 màu hòa hợp cả 5 cung mệnh thuộc ngũ hành. Để biết chính xác giống hoa giấy này hợp với mệnh, tuổi nào, bạn tham khảo chia sẻ sau:
Mệnh hợp trồng bông giấy ngũ sắc
Như đã chia sẻ ở trên, bông giấy ngũ sắc hợp với cả 5 mệnh thuộc thuộc ngũ hành. Tuy nhiên, mỗi bản mệnh sẽ có sự chọn lựa về màu sắc hoa riêng để tăng may mắn. Cụ thể đó là:
- Người mệnh Thổ: Trong năm màu hoa giấy có đến bốn màu tương sinh với người mệnh này. Đó là hồng, vàng, đỏ và tím. Do đó, người mệnh Thổ trồng bông giấy ngũ sắc sẽ mở rộng đường tài lộc, công danh tự tìm đến, thuận lợi trong cuộc sống.
- Người mệnh Hoả: Thiên hướng hành mộc cả cây giúp vượng khí cho người mệnh Hỏa, làm việc suôn sẻ hơn. Dù vậy, người mệnh Hỏa cần tránh trồng dạng thủy sinh để không làm kìm hãm sự may mắn.
- Người mệnh Mộc: Mang đến sự sáng suốt, bảo vệ mọi việc trong cuộc sống.
- Người mệnh Kim: Bạn nên chọn hoa thiên về màu vàng, trắng để thu hút tài lộc, may mắn vào nhà. Ngoài ra, kết hợp thêm màu chậu cây phong thủy cũng tăng sự tốt lành khi trồng hoa giấy ngũ sắc.
- Người mệnh Thuỷ: Người mệnh này nên chọn bông giấy ngũ sắc thiên về màu đỏ hồng, trắng, hạn chế vàng sẽ khắc mệnh. Lưu ý, chậu trồng cây nên chọn chậu lượn sóng hoặc hình tròn màu xanh nước.
Tuổi nên trồng bông giấy ngũ sắc
Bên cạnh việc xem mệnh chọn cây, trước khi mua một số người còn cẩn thận tìm hiểu cả tuổi hợp. Trên thực tế, bông giấy ngũ sắc không cần kiêng kỵ quá kỹ, gần như tuổi nào cũng có thể trồng. Để huy sức mạnh phong thủy cây tốt sẽ phù hợp người tuổi Dần nhất.
Người tuổi Dần giàu cảm xúc nên khá nhạy cảm trong mọi vấn đề. Đôi lúc quyến rũ, dịu dàng nhưng có lúc lại cáu gắt, bướng bỉnh. Chính vì vậy, trồng thêm loại hoa này trong nhà sẽ giúp kiểm soát cảm xúc ổn hơn.
Ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa ở loài hoa giấy ngũ sắc
Bông giấy ngũ sắc độc nhờ cách tạo và màu sắc nên dù bạn đặt ở khu vực nào cũng đều tạo điểm nhấn đối với không gian sống. Bạn đặt chậu bông giấy ngũ sắc trước sân nhà hay phòng khách đều khiến mọi thứ xung quanh thêm phần gần gũi thiên nhiên và tươi sáng hơn.
Không giống những loại hoa giấy thông thường trồng leo giàn hay thành bụi, hoa giấy ngũ sắc trồng dạng bonsai. Cây được tạo thế ấn tượng nên bạn có thể linh hoạt thay đổi vị trí đặt cây tùy theo phong thủy, mục đích, sở thích. Một số ý nghĩa tốt lành của bông giấy ngũ sắc mang đến bạn đó là:
- Tăng thêm vượng khí: Cây năm màu hoa đã là điều đặc biệt. Khi năm màu hoa này cùng đua nở, chen nhau khoe sắc sẽ mang lại sức sống mới, tăng thêm sự thịnh vượng đối với ngôi nhà.
- Đón tài lộc vào nhà: Đầy sân nở hoa ngũ sắc, bắt mắt chính là cách dẫn lối tài lộc. Nếu bạn trồng bông giấy ngũ sắc ngay cửa chính càng tốt hơn về mặt phong thủy.
- Mang đến sự che chở, bảo vệ: Bông giấy ngũ sắc có thể hóa giải những điềm gở, hút đi sát khí. Từ đó mang lại cho người sở hữu sự thuận lợi, may mắn.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa giấy ngũ sắc
Khi trồng bông giấy ngũ sắc, để có thể đạt đến độ rực rỡ bạn cần ghi nhớ ba nguyên tắc đó là đủ nước, đủ ánh sáng, đủ lượng Kali. Khi đảm bảo đủ cả ba yếu tố này, cây chắc chắn sẽ cho hoa đẹp quanh năm. Bên cạnh đó, với cây trồng trong chậu, sau tầm 2 – 3 đợt hoa bạn nên thay đất mới, cắt bỏ rễ già để cho ra rễ tơ hút dinh dưỡng.
Dưới đây là thông tin cụ thể hơn về trồng, chăm sóc bông giấy ngũ sắc bạn cần biết:
Cách trồng bông giấy ngũ sắc
Trồng hoa giấy thường nhân giống nhờ cách giâm cành, chiết cành hoặc ghép mắt. Tuy nhiên, để có hoa giấy ngũ sắc bạn cần giâm cành. Trước lúc giâm, bạn nên chọn cành chắc khỏe, bánh tẻ, không có sâu bệnh, dài tầm 30 cm. Khi giâm cần để cành ở trong bóng râm, giữ độ thường xuyên. Sau tầm 10 ngày cành nảy chồi, 20 ngày ra rễ đã có thể mang trồng thành cây.
Cách chăm sóc bông giấy ngũ sắc
Nếu muốn cây liên tục ra hoa, vẫn giữ sức sống tốt, sau đợt hoa đầu tiên bạn nên cần cắt tỉa lại cây. Khi trồng xuống đất nhớ tưới phân NPK loãng để giúp cây hồi sức. Tiếp đó bỏ khô cây vài ngày để lớp lá cũ héo rũ rồi mới tưới nước lại từng chút, đảm bảo cấp đủ ẩm cho cây. Chỉ sau tầm hai tuần, cây lại liên tục nảy lộc, ra hoa mới.
Từng đợt cây ra hoa bạn cần tưới tương đối nhiều nước. Đừng quên tưới thường xuyên buổi chiều mát hoặc buổi sáng. Đối với những cây bông giấy ngũ sắc trồng trong chậu cần thay đất sau 3 – 4 năm, bỏ đất cũ cũng như cắt rễ rồi mới trồng lại. Về phân bón, bạn ngâm theo tỉ lệ 3:1 (phân NPK và phân lân) và tưới 5 ngày 1 lần để giúp cây lâu tàn, giữ cả lá lẫn hoa tầm 2 tháng.
Bông giấy ngũ sắc ít bị sâu bệnh hại, dễ chăm sóc. Dù vậy, nếu cây bị úng nước hoặc quá xanh tốt sẽ hạn chế ra hoa. Trường hợp cây xum xuê xanh tốt nhưng không ra hoa, bạn cần hạn chế tưới nước cũng như cung cấp dinh dưỡng. Lúc này, bạn phải thường xuyên cắt tỉa cành để cây sớm ra hoa.
Mẹo nhân giống bông giấy ngũ sắc
Phương pháp nhân giống hoa giấy ngũ sắc theo cách giâm cành được đánh giá là dễ thực hiện, tiện lợi. Tỷ lệ cây sống, phát triển bình thường cũng cao hơn. Dưới đây là thông tin về việc nhân giống bông giấy ngũ sắc bạn cần biết:
Chọn giống
Cây mẹ được chọn làm cây giống cần đảm bảo không bị sâu bệnh, khỏe mạnh, thân cây to khỏe. Thân cây cổ thụ càng tốt và quý. Bạn chọn cành cây trưởng thành (cành bánh tẻ) đảm bảo có tối thiểu trên hai mắt, cắt đoạn tầm 15 – 20cm. Bạn dùng kéo tỉa cành chuyên dụng để cắt chéo đầu góc 45 độ để tăng diện tích bề mặt và khả năng hấp thụ dinh dưỡng, nước.
Vết cắt phần nhọn nên cắt bằng, dứt khoát để không xước vỏ hay dập nát. Khi cắt xong, bạn thoa vôi lên mặt cắt phía gốc chống nhiễm khuẩn. Phần đầu ngọn buộc nilon kín nhằm chống thoát nước. Trên đoạn cành giâm, bạn tỉa hết hoa, lá, các chồi nhỏ. Mục đích để giúp cây tập trung nguồn dinh dưỡng cho bộ rễ mới hình thành.
Giâm cành
Khi đã chọn xong cành bông giấy ngũ sắc phù hợp, để nhân giống hoa bạn thực hiện giâm cành qua các bước sau:
- Làm ướt đầu dưới cành giâm, nhúng cành giâm vào trong dung dịch hoocmon để kích thích ra rễ.
- Đặt cành giâm chính giữa phần đất giâm cành hoặc chậu giâm sao cho cành nghiêng góc 15 độ, sâu tầm 10cm.
- Sau khi giâm, bạn tưới nước luôn để cung cấp nước cho cành giâm và chặt đất hơn. Bên cạnh đó, đừng quên làm giàn che cây bằng lưới đen. Nếu giâm chậu số lượng ít, hãy mang đặt ở khu vực tránh ánh nắng mặt trời, thoáng mát.
- Cách 2 – 3 ngày, tưới nước nhẹ một lần giúp giữ cho cây độ ẩm cần thiết. Không nên tưới nhiều nước quá dễ khiến cành không ra rễ, dễ bị thối vỏ. Khi thấy cành nảy mầm, bạn bỏ lưới che giúp cây đủ ánh sáng phát triển hơn.
Kích hoa giấy ngũ sắc nở rực rỡ hơn thế nào?
Biện pháp kích bông giấy ngũ sắc nở hoa nhanh hơn được áp dụng phổ biến đó là xiết nước cho cây héo rồi tạo phân hóa mầm hoa. Các bước thực hiện bạn làm theo như sau:
- Bước 1: Xiết nước. Bạn cắt tỉa, bón phân sau đợt hoa trước ra để cây hồi phục, ra cành lá mới.
- Bước 2: Khi thấy cây ổn định sinh trưởng trở lại, hãy xiết nước trong vòng 14 ngày. Cụ thể, 5 ngày đầu tiên bạn tưới khoảng 50% lượng nước như thường nhật. 5 ngày sau tưới tầm 25% lượng nước của ngày thường, bốn ngày cuối không tưới nước.
- Bước 3: Bón phân. Cây bông giấy ngũ sắc đã phân hóa mầm hoa trong giai đoạn xiết nước. Sau khi tưới lại giúp cây hồi phục, bạn bón phân trùn quế, phân đạm cá, dịch chuối nhằm cung cấp dinh dưỡng giúp cây nuôi hoa màu đẹp, to hơn.
Kết luận
Hoa giấy ngũ sắc gây ấn tượng bởi những bông hoa rực rỡ, ra đủ 5 màu trên một cây. Cách trồng và chăm sóc loại hoa này không quá khó. Tuy nhiên, bạn cần chú ý một vài kỹ thuật để đạt chất lượng hoa đúng mong đợi. Khi thực hiện đúng hướng dẫn, chắc chắn sau một thời gian vườn nhà bạn sẽ nở những đợt hoa tươi thắm, bền đẹp nhất.