Hoa cúc là một trong loài hoa nổi bật với vẻ đẹp đa dạng và nhiều ý nghĩa. Không chỉ được dùng phổ biến trong cuộc sống hay các dịp đặc biệt, loài hoa còn rất dễ trồng và mang nhiều giá trị ý nghĩa.
Nguồn gốc và tên gọi của hoa cúc
Loài hoa này có tên khoa học là Chrysanthemum, thuộc họ cúc (Asteraceae). Đây là loài hoa vô cùng phổ biến không chỉ ở đất nước xinh đẹp Việt Nam mà còn khắp thế giới. Theo như thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng 1500 chủng loài cúc khác nhau với đủ hình dạng và màu sắc. Do đó, đây là một trong số loài thực vật rất đa dạng sinh học vô cùng phong phú.
Giống hoa này theo như các tài liệu nghiên cứu thì vốn có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, có tuổi đời từ 3000 đến 5000 năm về trước. Chúng xuất hiện nhiều trong các văn tự, tác phẩm hội họa hoặc điêu khắc, thơ ca, cho thấy sức ảnh hưởng về mặt văn hóa của chúng là rất lớn. Ở Việt Nam, hoa cúc được xếp vào chung thành nhóm tứ quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai) cho thấy sự ưa chuộng và coi trọng của con người Việt Nam đối với loài hoa độc đáo này
Đặc điểm về mặt hình thái hoa cúc ra sao?
Chính vì hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống cúc khác nhau, do đó các đặc điểm hình thái của loài cúc phải có đủ những đặc điểm sau, nếu không thì sẽ không được coi là thuộc họ Cúc:
- Các noãn hoa: Nằm trên cùng một nhụy
- Cụm hoa: Dạng đầu
- Bầu nhụy: Có sự phân bố dạng cơ bản giữa các noãn
- Bao phấn: Là loài hoa hữu tính, các nhị hoa kết hợp với nhau bởi các bao phấn, tạo thành phần ống hoa.
- Quả: có mào lông hạt được tạo ra từ một noãn hoa và không bị nẻ khi chín.
- Rễ: Chùm
- Tinh dầu: Có mặt hợp chất Sesquiterpene không có Iridoid.
Những loài cúc nào phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại
Dưới đây là một số loài hoa thường gặp nhất và phù hợp với khí hậu của Việt Nam ta. Mời bạn đọc đón xem:
Cúc hoạ mi
Là một trong những loài hoa cúc được yêu thích nhất bởi vẻ đẹp của chúng mang lại. Cúc họa mi có hình dáng nhỏ nhắn với cánh hoa màu trắng mỏng manh cùng với nhụy vàng. Mùa cúc họa mi ở Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc sau đó khoảng 10-12 ngày. Chính vì mùa hoa rất ngắn cho nên loài hoa này rất được ưa thích để mang về trang trí trong nhà, làm quà tặng.
Cúc dại
Tana giống cúc dại thường hay bị nhầm lẫn với cúc họa mi, bởi điểm chung qua hình dáng nhỏ bé và tương đồng của chúng. Tuy nhiên hoa cúc dại vẫn có kích thước bé hơn so với cúc họa mi một chút, cánh hoa của chúng có dạng tròn tròn và chỉ có duy nhất một lớp cánh.
Bên cạnh đó, loài cúc dại này có mùi hương nồng nàn và đậm hơn so với cúc họa mi. Giống hoa này vốn có nguồn gốc từ đất nước Hà Lan và được nhập về Việt Nam để trồng trong một vài năm trở lại đây.
Cúc thạch thảo
Cúc thạch thảo nổi bật với một màu tím đặc trưng mà ít loài cúc nào có được. Chính vì các cánh hoa vô cùng nhỏ bé của chúng, cho nên chúng vẫn thường được gọi là cúc tổ ong.
Hoa cúc đồng tiền
Hoa cúc đồng tiền rất được ưa chuộng trong những ngày lễ Tết, ngày đặc biệt. Hoa có dạng hình tròn, được chia làm nhiều loại khác nhau gồm: Hoa cánh đơn, hoa lùn,cánh kép và hoa cao. Người ta thường trồng hoặc cắm cúc đồng tiền trong nhà với mong muốn gặp nhiều có nhiều tài lộc, may mắn và hạnh phúc.
Cúc thược dược
Hoa thược dược hay cúc thược dược là một trong những giống hoa cùng đẹp mắt với nhiều màu sắc rực rỡ, thường được người Việt sử dụng trong dịp lễ Tết, đám cưới hoặc trang trí nhà ở. Bông hoa có kích thước lớn với nhiều màu sắc khác nhau, hoa có thể nở quanh năm nhưng lại không bền lâu giống như nhiều loài cúc khác.
Hoa cúc vàng
Cúc vàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong các dịp như thắp hương mồng một, rằm hàng tháng, tảo mộ, thờ cúng… Không chỉ có bông hoa thuộc dạng to nhất trong số các loài cúc khác, loại cúc này đại đóa có một màu vàng tươi đặc trưng cùng với đó là khả năng lâu tàn. Đặc biệt, chúng có thể sử dụng để cắm suốt một khoảng thời gian dài.
Cúc mẫu đơn
Cúc mẫu đơn thường rất to, khoảng 15-20 cm và có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau như: Hồng, tím, xanh dương, cam, xanh lá, trắng, nâu… Mỗi bông hoa sẽ có nhiều cánh nhỏ xếp thành nhiều lớp, khi nở bung nở rất đẹp.
Hoa thường nở đẹp nhất trong khoảng 10- 15 ngày, mùa hoa nở rộ thường vào mùa hè và đầu thu. Giống cúc mẫu đơn mang ý nghĩa là loài hoa đại diện cho lòng chung thủy trong tình bạn, tình yêu vĩnh cửu và là biểu tượng cho niềm vui, hạnh phúc.
Cúc mâm xôi
Đối với người Việt, cúc mâm xôi là lựa chọn được ưa chuộng, không chỉ mang đến vẻ đẹp ấm áp, ngọt ngào mà còn tượng trưng cho sự trường tồn. Trong những dịp lễ tết, cúc mâm xôi luôn xuất hiện ở vị trí trang trọng nhất. Chúng vừa sở hữu vẻ đẹp độc đáo vừa mang ý nghĩa mang lại giàu sang.
Ý nghĩa hoa cúc dựa theo màu sắc
Hoa cúc có rất nhiều màu sắc từ đơn giản cho tới sặc sỡ khác nhau, với mỗi màu sắc lại ẩn chứa một tầng ý nghĩa vô cùng sâu sắc và giá trị:
Cúc vàng mang ý nghĩa đặc biệt gì?
Tượng trưng cho nhiệt huyết, không cam chịu thất bại nghị lực vươn lên và ý chí mạnh mẽ . Ngoài ra, loài cúc vàng còn mang ý nghĩa biết ơn sâu sắc đến người có công ơn với mình.
Cúc trắng
Tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng,thanh cao của tâm hồn. Ngoài ra, cúc trắng còn thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với bậc sinh thành.
Hoa cúc đỏ
Tượng trưng cho sự gắn bó, đoàn kết và tình bạn đẹp dù cho có ở bất cứ nơi đâu, xa cách như thế nào đi chăng nữa. Tặng cúc đỏ cho nhau như một lời hứa về sự gắn kết, và giữ vững cho tình bạn cao quý này.
Ý nghĩa cúc tím
Tượng trưng cho sự chung thủy, gắn bó lâu dài trong tình yêu. Ngoài ra, loài cúc tím còn thể hiện tình yêu nồng nàn, bất chấp của những cặp đôi, bất kể khoảng cách .
Ý nghĩa cúc xanh
Tượng trưng cho niềm hy vọng, hạnh phúc và sự bình yên. Hoa còn truyền tải thông điệp về cuộc sống, khuyến khích con người sống nhẹ nhàng và trân trọng những gì đang có.
Ý nghĩa của hoa cúc trong tín ngưỡng và văn hóa
Một số loài hoa cúc lại có giá trị tín ngưỡng và văn hóa đa dạng theo từng quốc gia riêng biệt.
- Tại Trung Quốc: Chúng tượng trưng cho sự bất tử, trường tồn với thời gian. Các truyền thuyết xa xưa của Trung Quốc có nhắc đến loài cúc như một loại thảo dược cung tiến lên Vua chúa với khả năng kéo dài tuổi thọ và chữa được bách bệnh.
- Tại Nhật Bản: Loài hoa này lại tượng trưng cho tầng lớp quý tộc, sự cao quý, giàu sang mà các tầng lớp phía dưới hơn không bao giờ đạt được. Chính vì thế mà trong một số con ấn của Hoàng tộc Nhật Bản ngày xưa có khắc biểu tượng hoa cúc ở trong.
- Tại một số nước phương Tây: Giống cúc đại diện cho những điều quý giá và tuyệt vời nhất. Chúng cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho những khởi đầu mới mẻ, thường được dùng làm quà tặng bạn bè, người thân. Bó hoa này làm quà tặng sinh nhật, tặng người yêu trong những dịp đặc biệt.
Tác dụng của hoa cúc trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Dưới đây là một vài tác dụng của loài hoa cúc trong cuộc sống:
Trang trí và làm đẹp môi trường sống
Hoa cúc với vô vàn chủng loại và các màu sắc đa dạng, rất phù hợp để trang trí cho không gian sống và ngôi nhà của bạn. Chắc chắn nếu trồng hoa cúc trong nhà sẽ giúp cuộc sống của gia chủ tràn ngập màu sắc và dễ chịu hơn.
Trà hoa cúc tốt cho sức khỏe
Trà hoa cúc là loại trà thảo dược vô cùng phổ biến được rất nhiều người sử dụng do khả năng phục hồi của chúng đối với sức khỏe con người. Một số tác dụng của trà cúc đối với sức khỏe có thể kể đến:
- Hỗ trợ điều trị triệu chứng khó ngủ, mất ngủ
- Nâng cao sức khỏe hệ tim mạch và tuần hoàn
- Cải thiện sức khỏe mắt
- Điều hòa huyết áp
- Cải thiện đường huyết trong máu
- Ngăn ngừa một số bệnh về da
- Giải cảm
- Giải độc, mát gan
- Làm đẹp da
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Có thể bạn quan tâm:
- Hoa đậu biếc – Công dụng và cách dùng chính xác nhất
- Hoa tử đằng: Ý nghĩa, nguồn gốc và cách trồng dễ dàng
Tác dụng của hoa cúc trong y học
Theo tài liệu cổ, loài cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, trong khi đó, cúc vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận. Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, cúc có những hoạt chất như: choline, stachydrin, vitamin A, adenin, tinh dầu và chrysanthemin được sử dụng để điều trị các chứng bệnh sau đây:
- Kháng khuẩn: liên cầu trùng dung, trực trùng thương hàn, tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, lỵ trực trùng Sonnei.
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Việc ức chế phản xạ vận mạch giúp hạ huyết áp hiệu quả.
- Chống phát ban và mờ sẹo: Vitamin A có trong cúc giúp da được tái cấu trúc, sản sinh ra collagen, làm giảm dấu hiệu của vết sẹo trên bề mặt da.
- Điều trị hạ sốt do cảm lạnh: Một số thử nghiệm đã cho thấy phần lớn các bệnh nhân đều có thể hạ sốt khi dùng cúc.
- An thần: giống cúc làm hạ hưng phấn và an thần hiệu quả.
Quy trình trồng hoa cúc đúng chuẩn kỹ thuật
Quy trình trồng hoa cúc không quá khó nhưng để hoa lên đẹp và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý những điều sau:
Thời điểm trồng
Loài hoa cúc có thể thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Chính vì thế, chúng có thể trồng được quanh năm, theo điều kiện khí hậu từng nơi mà bạn đang sinh sống.
Chuẩn bị đất trồng
Loại đất phù hợp nhất để trồng hoa cúc nên là loại đất mùn, đất thịt nhẹ, có độ tơi xốp cao để giúp thoát nước tốt cho cây. Ngoài ra, đất trồng cần có độ pH từ 6-7, chúng cần phải được cày xới cho tơi trước khi trồng. Ngoài ra, nếu bạn định trồng hoa cúc với mật độ lớn, cần trộn thêm phân bón loại supe lân 100kg với 1000m2 đất, sau đó nilon che lại để ủ.
Kỹ thuật trồng
Bắt đầu trồng hoa cúc khi thời tiết mát mẻ hoặc vào thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong ngày. Đặt các cây cúc non vào trong từng luống đất rồi lấy tay vun sát gốc.
Cách chăm sóc để hoa cúc sinh trưởng và nở đẹp
Để có được những bông cúc xinh đẹp thì bạn cần chú ý những điều sau:
- Tưới nước
- Làm cỏ
- Tỉa cành, bấm ngọn
Tổng kết
Bài viết đã giới thiệu đôi nét về các loại hoa cúc cũng như ý nghĩa của chúng cho quý khách. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mọi người hiểu thêm về ý nghĩa của các loài hoa.